Thủy điện ở lưu vực sông Mê Kông
Thủy điện ở lưu vực sông Mê Kông

Thủy điện ở lưu vực sông Mê Kông

Thủy điện ở lưu vực sông Mê Kông bao gồm toàn bộ tiềm năng thủy điện tại lưu vực thượng lưu và hạ lưu sông Mê Kong. Các ước tính tiềm năng thủy điện lưu vực hạ lưu sông Mê Kông (tức ngoại trừ Trung Quốc) là 30.000 MW,[1] trong khi của lưu vực thượng lưu sông Mê Kông là 28.930 MW.[2] Tại hạ lưu sông Mê Kông, hơn 3.235 MW đã được thực hiện thông qua các cơ sở xây dựng chủ yếu trên mười năm qua, trong khi các dự án đang được xây dựng sẽ đạt thêm 3.209 MW. Thêm 134 dự án được lên kế hoạch cho hạ lưu sông Mê Kông để tận dụng hết khả năng phát thủy điện của con sông.[3] Tác động quan trọng nhất đến việc sử dụng và quản lý nước trên khu vực Mê Kông hiện nay cũng như tương lai là thủy điện.[4]Với xu hướng phát triển hiện tại trong khu vực, nhu cầu điện năng dự kiến sẽ tăng bảy phần trăm mỗi năm trong giai đoạn giữa 2010 và 2030,[1] mang lại một thị trường năng lượng đáng kể và có khả năng sinh lợi. Thủy điện là lựa chọn năng lượng được ưa chuộng đối với các nước ven sông Cửu Long, như được phản ánh trong các câu chuyện được dùng để hỗ trợ các biện pháp can thiệp. Lào đang được miêu tả là "nguồn điện của Đông Nam Á".[5] Ở Trung Quốc, thủy điện được quảng cáo là năng lượng ("xanh sạch") tốt nhất thay thế cho các nhà máy điện đốt than, và sẽ mở đường cho sự phát triển của phía tây.[2] Tại Thái Lan, những người bênh vực cho thủy điện nhấn mạnh "việc phủ xanh Isan ", vùng đông bắc thường bị hạn hán, để hợp pháp hóa sự phát triển của một "mạng lưới nước" ngoạn mục mà sẽ chuyển nước từ Lào, thuộc dòng chính sông Mê Kông,[6] và theo các nhà phê bình, quá nhấn mạnh nhu cầu năng lượng dự kiến trong nước.[7]Campuchia, thủy điện thường được xem như là chuyện chính yếu để giải quyết các vấn đề cung cấp năng lượng của đất nước.Sự phát triển của lưu vực sông Mê Kông gây rất nhiều tranh cãi, là một trong những phần nổi bật nhất trong các cuộc thảo luận về dòng sông và việc quản lý nó. Những cuộc tranh luận này xảy ra trên cả các tài liệu học thuật cũng như trên các phương tiện truyền thông, và là một trọng tâm đối với nhiều nhóm hoạt động.[8]Tuy nhiên trong các thảo luận về chia sẻ nguồn nước, thì điểm khó bàn thảo nhất chính là quyền chính đáng của các vùng đất trong việc "giữ lại lượng nước đã mưa trên vùng lãnh thổ của mình", và "không để đất bị xói mòn trôi xuống thành phù sa sông", nhằm cải thiện môi trường sống của mình. Vùng thượng nguồn sông đáp ứng chia sẻ ở mức độ nào là vấn đề thương thảo với nhiều yếu tố hậu trường thường có biến động. Các vùng hạ nguồn có nghĩa vụ phải chuyển hướng thích hợp với tình hình đó, đặc biệt là việc giữ lại lượng nước mưa đã rơi trên lãnh thổ của mình để sử dụng và giảm bớt trông chờ vào "tài nguyên" từ vùng khác trôi đến.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thủy điện ở lưu vực sông Mê Kông http://microform.at/?type=hcard-rdf&url=http://vi.... http://www.usyd.edu.au/mekong/ http://asian-power.com/project/in-focus/laos-hydro... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2014/04/1404... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/1605... http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/05/160505... http://maps.bing.com/GeoCommunity.asjx?action=retr... http://www.edl-laos.com/index_eng.php http://maps.google.com/maps?q=http://microform.at/... http://www.namtheun2.com